Đại từ nhân xưng và cách xưng hô trong tiếng Hàn
Đại từ nhân xưng và cách xưng hô trong tiếng Hàn
I. Xưng hô theo ngôi
1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất:
a. Số ít:
저/ 나: Tôi, tớ, tao, em, cháu,…
- 저: Cách xưng hô khiêm tốn, dùng trong lần đầu tiên gặp mặt, cần lịch sự, khách sáo với người lớn hơn mình (tuổi tác, chức vụ, địa vị). => Xưng hô trang trọng, kính ngữ.
- 나: Cách xưng hô đề cao bản thân, dùng khi nói chuyện với người bằng hoặc kém mình (tuổi tác, chức vụ, địa vị), hoặc khi nói chuyện với người có mối quan hệ thân thiết. => Xưng hô không cần quá trang trọng.
+ 저 và 나 luôn đi cố định với tiểu từ chủ ngữ 는 (저는/ 나는, không có 저가/ 나가).
+ Có thể dùng 제 và 내 (của tôi ~ my), sẽ đi với tiểu từ chủ ngữ 가 (제가/ 내가)
저는 = 제가 (trang trọng hơn) > 나는 = 내가 |
b. Số nhiều:
저희 (들)/ 우리 (들): Chúng tôi, chúng ta
- 우리: Là ngôi thứ nhất số nhiều của 나. Bao gồm cả người nghe và người nói
- 저희: Là ngôi thứ nhất số nhiều của 저. Không bao hàm người nghe.
+ 우리 và 저희 gắn đuôi – 들 vào sau để nhấn mạnh số nhiều.
+ Sau 우리 không đi với trợ từ sở hữu 의, VD 우리 어머니 (mẹ chúng tôi), 우리 집 (nhà chúng tôi/ nhà tôi), 우리 나라 (đất nước chúng tôi).
2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai:
a. Số ít:
당신 / 너 / 선생(님)/ 자네: Ông, bà, ngài, anh, chị, bạn, cô, cậu, em, mày,...
- 당신: Cách xưng hô kính trọng, đề cao đối phương (ông bà, ngài, anh, chị); cách xưng hô tôn trọng trong quan hệ vợ chồng, người yêu. => Xưng hô trang trọng, kính ngữ.
- 너: Dùng khi nói chuyện với người bằng hoặc thấp hơn mình (tuổi tác, chức vụ, địa vị), hoặc có quan hệ thân thiết với mình. => Xưng hô không cần quá trang trọng.
+ 너 luôn đi cố định với tiểu từ chủ ngữ 는 (너는, không có 너가).
+ Có thể dùng 네 (của bạn ~ your), sẽ đi với tiểu từ chủ ngữ 가 (네가)
너는 = 네가 |
- 선생(님) - Tiên sinh: Dùng khi nói chuyện với người lớn tuổi, mang tính đề cao, tôn trọng đối phương.
- 자네 - Cậu, cô, chú mày, chú em: Dùng khi nói chuyện với bạn bè, những người thân thiết, chênh lệch dưới 10 tuổi.
b. Số nhiều:
너희: Là ngôi thứ hai số nhiều của 너 (các bạn, chúng mày, các cô, các cậu, các em,...)
3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba
a. Số ít:
* Chỉ người xác định trong lời nói:
- 그녀: Cô ấy
- 그/ 그사람: Anh ấy
- 이/ 그/ 저 사람/ 분: Người/ vị này/ đó/ kia
* Chỉ người không xác định trong lời nói: 누구, 아무 (người nào đó).
b. Số nhiều:
저희(들): Những người kia.
*** 저희 được dùng cho cả ngôi thứ nhất số nhiều và ngôi thứ ba số nhiều, khi dùng cần phải phân biệt bằng ngữ cảnh.
II. Xưng hô theo quan hệ xã hội:
1. Khi biết rõ chức danh, nghề nghiệp của đối phương:
Cách xưng hô thể hiện sự tôn trọng, trang trọng, lịch sự:
- Chức danh/ nghề nghiệp + 님
- Họ và tên/ họ + Chức danh/ nghề nghiệp + 님
Ví dụ:
- Thầy giáo, cô giáo: 선생님
- Giám đốc: 사장님
- Bác sỹ: 의사님
- Giáo sư Lee Yoona: 이유나교수님
2. Khi chưa biết rõ thông tin cá nhân của đối phương hoặc lần đầu gặp mặt
Cách xưng hô lịch sự, khách sáo: Họ và tên/ tên + 씨
Ví dụ:
- Chị An, cô An: 안 씨
- Anh Park Seo Joon: 박서준 씨
III. Xưng hô trong những mối quan hệ giao tiếp khác
- 아저씨: Chú, bác (gọi người đàn ông trung niên)
- 아줌마: Bác, thím, mợ, dì, cô (gọi người phụ nữ trung niên)
- 친구: Bạn bè tốt, bạn thân
- 막내: Em út trong nhóm
- 아가씨: Cô gái, tiểu thư
- 선배(님)/ 후배: Tiền bối/ hậu bối
IV. Cách xưng hô trong tình yêu
- 연인: Người yêu
- 여보: Anh yêu, em yêu, mình ơi (vợ chồng gọi nhau)
- 당신: Cách xưng hô tôn trọng trong quan hệ vợ chồng, người yêu
- 오빠: Anh
- 자기야: Cưng ơi, mình ơi
- 남편: Chồng - 아내: Vợ
- 애기야: Bé ơi
*** Tên + 아 / 야 = Tên + à/ ơi
V. Cách xưng hô trong gia đình
1. 직계가족 (Quan hệ trực hệ)
증조할아버지: Cụ ông nội |
증조할머니: Cụ bà nội |
할아버지: Ông/ ông nội |
할머니: Bà/ bà nội |
친할아버지: Ông nội |
친할머니: Bà nội |
외할머니: Bà ngoại |
외할아버지: Ông ngoại |
어머니/ 엄마: Mẹ |
아버지/ 아빠: Bố |
형: Anh (em trai gọi) |
오빠: Anh (em gái gọi) |
누나: Chị (em trai gọi) |
언니: Chị (em gái gọi) |
동생: Em |
나: Con (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất) |
부모님: Bố mẹ |
조카: Cháu |
남동생: Em trai |
여동생: Em gái |
매형: Anh rể (em trai gọi) |
형부: Anh rể (em gái gọi) |
형수: Chị dâu |
올케: Chị dâu, em dâu |
매부: Em rể (đối với anh vợ) |
제부: Em rể (đối với chị vợ) |
형제: Anh chị em |
사촌: Anh chị em họ |
사촌 형: Anh họ (con trai gọi) |
사촌 오빠: Anh họ (con gái gọi) |
사촌 동생: Em họ |
사촌 형수/ 사촌 올케: Chị dâu họ |
2. 친가친척 (Họ hàng bên nội)
삼촌: Bác, chú - anh, em trai của bố (gọi khi chưa kết hôn) |
|
큰아버지: Bác trai - anh của bố (đã kết hôn) |
큰어머니: Bác gái - vợ của bác trai |
고모: Cô - chị, em gái của bố |
고모부: Chú - chồng của cô |
작은아버지: Chú - em của bố (đã kết hôn) |
작은어머니: Thím - vợ của chú |
3. 외가친척 (Họ hàng bên ngoại)
외숙부/ 외삼촌: Cậu - anh em trai của mẹ |
외숙모: Mợ - vợ của cậu |
이모: Dì - chị, em gái của mẹ |
이모부: Chú - chồng của dì |
외(종)사촌: Anh em họ - con của các cậu, các dì |
이종사촌: Anh em họ - con của các dì |
4. 처가식구 (Gia đình nhà vợ)
장인: Bố vợ |
장모: Mẹ vợ |
아내: Vợ |
|
큰 처남: Anh trai của vợ |
처남: Em trai của vợ |
처형: Chị gái của vợ |
처제: Em gái của vợ |
5. 시댁식구 (Gia đình nhà chồng)
시아버지: Bố chồng |
시어머니: Mẹ chồng |
남편: Chồng |
시숙: Anh chị em chồng |
형님: Anh trai chồng |
시동생: Em chồng (cả trai và gái) |
도련님: Em trai chồng |
아가씨: Em gái chồng |
시아주버니: Vợ của anh chồng |
동서: Anh trai chồng, em dâu, chị của vợ |
VI. Cách xưng hô trong công ty tiếng Hàn
1. Cách gọi thông thường:
- Chức danh + 님
- Họ và tên + chức danh + 님
- Họ + chức danh + 님
Ví dụ:
- Giám đốc: 사장님
- Giám đốc Kim: 김사장님
- Giám đốc Song Hye Kyo: 송혜교사장님
Riêng đối với chức danh nhân viên (cấp bậc thấp nhất trong công ty), chúng ta không gọi theo 3 cách trên mà cách xưng hô chuẩn nhất là họ và tên/ tên + 씨.
Ví dụ:
- Anh Bo-gum: 보검 씨
- Chị Min-ah, cô Min-ah: 민아 씨
Đối với những lần gặp gỡ đầu tiên, chưa biết về chức danh của nhau, dù là nam hay nữ, bằng hoặc kém tuổi hơn mình:
- Họ và tên/ tên + 씨
- Họ và tên/ tên +양: Dùng để gọi những người con gái ít tuổi hơn mình
- Họ và tên/ tên + 군: Dùng để gọi những người con trai ít tuổi hơn mình
2. Đối với những người đồng nghiệp có mối quan hệ thân thiết:
- 아저씨: Chú, bác
- 아주머니/ 아줌마: Bác, dì, cô
- 아가씨: Cô gái, tiểu thư
Con trai gọi đồng nghiệp nam hơn tuổi là 형 và đồng nghiệp nữ hơn tuổi là 누나.
Con gái gọi đồng nghiệp nam hơn tuổi là 오빠 và đồng nghiệp nữ hơn tuổi là 언니
VII. Cách gọi tên thân mật trong tiếng Hàn
Cách gọi tên thân mật nhất là tên + đại từ nhân xưng. Nếu thân nhau thì người Hàn Quốc không dùng cả họ và tên.
Ví dụ:
- 나라누나 / 나라언니: Chị
- 나라동생: Em Nara
Trong nhiều trường hợp, để tạo sự gần gũi, thân thiết chúng ta có thể thêm từ 아 / 야 vào sau tên.
Ví dụ: 나라아/ 나라야: Nara à