Hệ thống Giáo dục nước Anh

Hệ thống Giáo dục nước Anh

Hệ thống Giáo dục nước Anh

Vương Quốc Anh tự hào là một quốc gia có nền giáo dục chất lượng hàng đầu trên thế giới. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể có được những cơ hội nghề nghiệp tốt với mức thu nhập cao sau khi đã được đào tạo tại Vương Quốc Anh. Với lịch sử gần 800 năm, phương pháp giáo dục của Vương Quốc Anh đã có ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục trên toàn thế giới.

“Dạy cho học sinh phương pháp suy nghĩ chứ không phải dạy cho họ nghĩ cái gì”. Nền giáo dục Vương quốc Anh luôn chú trọng phát triển khả năng làm việc độc lập và khả năng tự sáng tạo của mỗi học sinh. Phương pháp học tập ở Vương Quốc Anh không chỉ là quá trình thu nhận thông tin một chiều mà bạn luôn được khuyến khích đọc nhiều tài liệu, tự đào sâu nghiên cứu và đặt ra những câu hỏi đối với vấn đề được học.

I. Cơ sở đào tạo và chương trình học tại Vương quốc Anh

1. Vương quốc Anh có bao nhiêu cơ sở đào tạo?

- Hơn 180 cơ sở đào tạo trình độ Đại học

- Hơn 500 trường Cao đẳng

- Hơn 600 trường Phổ thông nội trú

2. Chương trình học

- Trung học:  Cấp 2, 3;

- Chứng chỉ A level: Học từ 01-02 năm, học sinh từ 16 tuổi trở lên;

- Dự bị đại học: Học sinh hết lớp 11 trở lên, có nguyện vọng học lên cao đẳng/đại học;

- Cao đẳng: 01-02 năm, sau đó sinh viên có thể chuyển tiếp lên đại học;

- Đại học: 03-04 năm (tuỳ ngành);

- Cao học: 01-02 năm (tuỳ ngành)

3. Điều kiện nhập học tại Anh?

Điều kiện nhập học với hầu hết các trường là học vấn trung bình trở lên. Tiếng Anh cho bậc đại học và cao đẳng là điểm IELTS 5.5 - 7.0 hoặc TOEFL 550 - 650. Bạn có thể hoàn thiện trình độ tiếng Anh của mình tại Việt Nam hoặc tại Anh.

Thông thường, học sinh Việt Nam tốt nghiệp PTTH muốn sang học đại học ở Anh, ngoài yêu cầu về tiếng Anh, thường phải học chương trình dự bị đại học (1 năm) trước.

II. Các khóa học và bằng cấp dành cho lứa tuổi 16 trở lên

- Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông (GCSE).

- Chứng chỉ A (A Levels).

- Tú tài quốc tế (International Baccalaureate IB).

- Chứng chỉ A hướng nghiệp (Vocational A Levels).

- Khoá Dự bị Đại học (International Foundation Programme).

- Khoá học chuyển tiếp lên Đại học (Access Course).

- Khoá lấy bằng Diploma học nghề sau phổ thông.

- Khoá học nghề cao cấp quốc gia (HNC Higher National Certificate; HND Higher National Diploma).

- Khoá Đại học đại cương (Foundation Degrees).

- Khóa cử nhân.

- Khoá Thạc sỹ.

- Khoá Tiến sỹ.

Học sinh có thể học các khoá hàn lâm hoặc hướng nghiệp, hoặc kết hợp cả hai hướng này. Bằng cấp của cả hai hình thức đào tạo này đều đáp ứng yêu cầu vào đại học tại Vương quốc Anh. Sau đây là cụ thể các khóa học và bằng cấp ở từng nước thuộc Vương quốc Anh.

Ở Anh, xứ Wales và Bắc Ai Len

Các khóa hàn lâm Các khóa hướng nghiệp Các khóa tương đương khác
Học nghề bậc 1
Tốt nghiệp phổ thông trung học GSCE với điểm từ D đến G  Sơ cấp - GNVQ Foundation  
Học nghề bậc 2

Tốt nghiệp phổ thông trung học GSCE với điểm từ A đến C 

Chương trình phổ thông trung học quốc tế - IGCSE

Trung cấp - GNVQ intermediate  
Học nghề bậc 3

Chứng chỉ AS - AS level

Chứng chỉ A - A level

Tú tài quốc tế (IB, AICE)

Khoá chứng chỉ học nghề (NC)

Khoá Diploma quốc gia (ND)

Khoá chứng chỉ A hướng nghiệp (Vocation A level)

Khoá dự bị hay chuyển tiếp vào đại học (Foundation /Access)
Học nghề bậc 4

Chứng chỉ sau phổ thông

Diploma sau phổ thông

Cử nhân

Đại học đại cương

(Foundation degree)

Diploma học nghề cao cấp (HDN)

Các khoá chuyên môn

Scotland

Các khóa hàn lâm Các khóa hướng nghiệp Các khóa tương đương khác
Học nghề bậc 1

Khoá Standard Grade (SG)

Tổng quát

Sơ cấp - Intermediate 1  
Học nghề bậc 2

Khoá Standard Grade (SG)

Nâng cao

Trung cấp - Intermediate  
Học nghề bậc 3

Khoá tú tài - Higher  (*)

Khoá tú tài nâng cao - Advanced Higher  (*)

Chứng chỉ hoặc diploma cao đẳng

Khoá dự bị  đại học quốc tế  Scotland (IFPS)
Học nghề bậc 4

Cử nhân

Diploma học nghề cao cấp

Các khóa chuyên môn

(*) Trên A và Tú tài quốc tế (IB). Thực tế một số trường ở Scotland cũng giảng dạy khoá chứng chỉ .

Sau đây là giải thích cụ thể về từng loại bằng cấp và chứng chỉ:

1. Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (GCSE)

Ở lứa tuổi 16, học sinh ở Vương quốc Anh học chương trình GCSE (General Certificate of Secondary Education ) gồm 10 môn, đó là 2 năm cuối cùng của bậc phổ thông và thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp trung học. Thang điểm đánh giá kết quả thi là từ A* đến G. Tương tự như bằng cấp này còn có chứng chỉ tốt nghiệp trung học quốc tế, gọi tắt là IGCSE ( International GCSE), thang điểm cũng giống như vậy và chứng chỉ này được quốc tế công nhận, đồng thời được coi như một yêu cầu để nhập học tại các trường đại học ở Vương quốc Anh. Học sinh thi bằng GCSE với số điểm từ A* đến C ở năm môn học trở lên, có thể học tiếp các khoá học sau phổ thông kéo dài 2 năm. Chứng chỉ A là một trong số các khoá được học sinh Anh và học sinh quốc tế lựa chọn. Học sinh được chọn từ 4 đến 6 môn học khác nhau, mỗi môn được chia thành 2 phần riêng biệt AS và A2.

Ở bậc AS học sinh chọn từ 4 đến 6 môn, mỗi môn bao gồm 3 học phần và được thi cuối năm học thứ nhất.

Ở bậc A2 học sinh chọn ra 3 môn của bậc AS để học tiếp. Mỗi môn học ở bậc A2 cũng bao gồm 3 học phần và thi vào cuối năm học thứ hai.

Thang điểm đánh giá đạt kỳ thi AS cộng với A2 là từ A đến E. Điểm trượt là U. Kết quả của kỳ thi AS cộng với A2 sẽ tạo thành kết quả của chứng chỉ A hoàn chỉnh. Kết quả của cả hai năm học chứng chỉ A là điều kiện để vào đại học.

Học sinh có thể học khoá chứng chỉ A ở các trường phổ thông tư thục, các trường cao đẳng công lập ở Vương quốc Anh. Khoảng một nửa số học sinh độ tuổi trên 16 ở Anh xứ Wales và Bắc Ai- len chọn lọc khoá chứng chỉ A như một con đường để vào đại học, nửa còn lại theo học các khoá tương đương với chứng chỉ A như bạn có thể thấy trong bảng minh hoạ ở trên.

2. Tú tài quốc tế ( International Baccalaureate - IB)

Khoá tú tài quốc tế là một khoá học tương đương khoá chứng chỉ A. Khoá tú tài quốc tế được giảng dạy ở nhiều nước trên thế giới, đây là một khoá học mang tính quốc tế cao về cả nội dung chương trình đến sự công nhận của quốc tế. Khoá này ngày càng trở nên quen thuộc ở Vương quốc Anh và được các trường đại học ở hơn 60 quốc gia khác công nhận làm điều kiện nhập học ở bậc đại học. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều các trường ở Vương quốc Anh kể cả khối công lập và tư thục giảng dạy khoá tú tài quốc tế. Số sinh viên chọn học khoá này theo đó cũng tăng lên.

Ở khóa này học sinh học 6 môn bắt buộc, trong đó 3 môn ở mức độ tiêu chuẩn “Standard Level” và 3 môn ở mức độ chuyên sâu “Higher level”. Ngoài ra, học sinh còn học môn “Lý thuyết về tri thức”, dạy các em phương pháp học và cách nhận thức về những gì mình thực sự biết và tham gia các hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng.

Cuối khoá học sinh phải dự thi kỳ thi quốc tế và viết một bài luận văn dài 3.000 từ về một môn thích nhất trong số các môn đã học. Để viết được bài luận này học sinh phải có kỹ năng học tập như ở bậc đại học, vừa theo sự hướng dẫn của giáo viên vừa tự tìm tòi nghiên cứu độc lập. Việc đánh giá học sinh được thực hiện thường xuyên thông qua đánh giá bài tập trong suốt 2 năm học cho tới kỳ thi tốt nghiệp do hội đồng về chương trình tú tài quốc tế tổ chức (IBO- International Baccalaureate Organisation).

3. Chứng chỉ A hướng nghiệp ( Vocational A level)

Khoá chứng chỉ A hướng nghiệp cũng kéo dài từ 01 đến 02 năm, tập trung nhiều vào việc phát triển kỹ năng cho một nghề cụ thể hay chuyên môn của học sinh. Dựa trên cơ sở của chương trình dạy nghề chung quốc gia (GNVQ), từ tháng 02/2000, khoá chứng chỉ A hướng nghiệp được thiết kế để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề ở nhiều lĩnh vực và cũng để đưa ra nhiều lựa chọn và tính linh hoạt cho học sinh ở các trường phổ thông và cao đẳng. Học sinh vẫn học các kỹ năng giao tiếp, công nghệ thông tin và sử dụng số liệu.

Giống như chứng chỉ A, kết quả chứng chỉ A hướng nghiệp cũng đáp ứng điều kiện nhập học tại các trường đại học và các cơ sở đào tạo bậc đại học khác.

4. Khoá dự bị đại học ( International Foundation Programme) 

Học sinh quốc tế đã tốt nghiệp bậc phổ thông ở nước mình nhưng vẫn cần nâng cao kiến thức, kỹ năng học tập, trình độ tiếng Anh để học đại học ở Vương quốc Anh, thì khoá dự bị đại học chính là một trong những khóa học phù hợp. Học sinh có thể học khoá này tại chính các trường đại học, hay ở các trường cao đẳng.

Khoá dự bị đại học thường kéo dài 1 năm với mục tiêu cơ bản là chuẩn bị cho học sinh đạt được yêu cầu tuyển sinh của các trường đại học. Ngoài ra, khi tham gia khoá này học sinh thường được bồi dưỡng thêm về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và nâng cao tiếng Anh.

Các khoá dự bị đại học thường được thiết kế theo chuyên ngành cụ thể và được công nhận bởi các trường đại học, nên khi học sinh học tập tốt sẽ được đảm bảo tiếp nhận nhập học bậc cử nhân tại chính trường đại học đó. Tuy nhiên, vì khoá dự bị đại học này không phải là chương trình chung quốc gia, nên không phải tất cả các trường ở Vương quốc Anh đều chấp nhận kết quả cuối khoá. Khi chọn khoá dự bị đại học mỗi học sinh nên hỏi tư vấn, hướng dẫn trong việc chọn môn học, chuyên ngành hay tìm hiểu danh sách các trường dự định học ở bậc đại học.

5. Khoá chuyển tiếp lên đại học (Access cource)

Khoá học này cũng là một con đường dẫn tới bậc đại học, nó được thiết kế đặc biệt dành cho các học viên lớn tuổi và cho những người không có cơ hội học tập vì nhiều lý do.

Ở Vương quốc Anh có hơn 30.000 học viên với hơn 1.000 khoá chuyển tiếp được công nhận trên toàn nước Anh, xứ Wales, Bắc Ai-len.

6. Khoá lấy bằng Diploma học nghề sau phổ thông

Đây cũng là loại khoá học dành cho bậc sau phổ thông. Học sinh có thể học nhiều ngành, như quay phim hay phục chế. Khoá học này nhằm vào việc chuẩn bị cho học sinh có đủ điều kiện vào đại học mà tập trung vào một môn học cụ thể nhằm nâng cao kỹ năng cần thiết cho một nghề cụ thể nào đó. Học xong khoá diploma, học sinh có thể không vào đại học nhưng lại có được bằng cấp chuyên môn để hành nghề, hoặc chuyển đổi sang một nghề khác với nhiều triển vọng để học tiếp ở bậc cao hơn.

Các khoá học này thường rất linh hoạt, rất nhiều khoá không đòi hỏi điều kiện nhập học là một bằng cấp cụ thể nào. Phương pháp học các khoá này bao gồm việc học tập trên lớp, các bài luận, bài tập dự án và bài tập thực hành. Các lớp học thường có sĩ số nhỏ nên học sinh được giáo viên chú ý nhiều.

7. Khoá học nghề cao cấp quốc gia (HNC- Higher National Certificate, HDN- Higher National Diploma)

Đây là khoá học 2 năm, dành cho những người muốn phát triển theo hướng hàn lâm bắt đầu từ khoá học mang tính thực hành hay hướng nghiệp cao. Học sinh hoàn thành khoá học này có thể chuyển sang học tiếp năm thứ hai hoặc năm thứ ba bậc đại học ở Vương quốc Anh. Điểm khác biệt duy nhất của khoá học này so với khoá đại học đại cương là bằng HND, HNC là do tổ chức đào tạo nghề, Edexel, cấp.

8. Khoá đại học đại cương ( Foundation Degrees)

Bằng đại học đại cương không phải là khoá dự bị đại học quốc tế ( International course) kéo dài một năm mà nhiều trường cao đẳng ở Anh giảng dạy. Đây là khoá học chính quy kéo dài 2 năm, tương đương với hai năm đầu của một khoá học cử nhân. Do vậy, khi hoàn thành khoá học, các sinh viên thường vào thẳng năm thứ ba/ năm cuối của khoá cử nhân. Tất cả các khoá đại học đại cương đều nhằm phát triển cả kỹ năng thực hành và kiến thức hàn lâm để trang bị cho sinh viên những điều cần thiết khi ra làm việc. Khoá đại học đại cương là một con đường tốt để học tiếp lên bậc đại học. Tuy nhiên, bằng này cũng là một bằng cấp có giá trị độc lập. Vì vậy khi kết thúc khoá này, sinh viên có thể làm việc ngay.

Sinh viên quốc tế có thể học các khoá dự bị đại học ở đâu?

1) Trường phổ thông tư thục (Independent schools) 

Thông thường đây là những trường phổ thông tư thục nội trú với đặc điểm không vì lợi nhuận, dạy học sinh từ lứa tuổi 12 đến 18. Ở Vương quốc Anh có hơn 2.400 trường tư thục, trong đó có hơn 600 trường nội trú. Trang thiết bị phục vụ học tập và sinh hoạt rất tốt. Giá tiền của những trường này thường bao gồm học phí, chi phí cho nhà nội trú và các bữa ăn. Học sinh có thể học các khoá chứng chỉ A, chứng chỉ A hướng nghiệp, tú tài quốc tế, Higher, Advanced Higher ở đây.

2) Trường cao đẳng tư thục (tutorial colleges, Independent sixth form colleges, Independent FE colleges)

Thông thường đây là các trường nhỏ thuộc sở hữu của các công ty tư nhân, phi lợi nhuận, chuyên dạy học sinh ở lứa tuổi 16 đến 19 tuổi, với tổng số học sinh từ 100 đến 200 học sinh, sĩ số mỗi lớp nhỏ, thường dưới 10 học sinh, có giáo viên kèm riêng từng học sinh.

Các trường này tập trung chủ yếu vào việc chuẩn bị kiến thức cho học sinh để đáp ứng yêu cầu vào đại học. Thông thường, học sinh quốc tế có thể học các khoá phổ thông trung học GCSE, chứng chỉ A, chứng chỉ A một năm dành cho các học sinh muốn thi lại, tú tài quốc tế và dự bị đại học ở những trường nay. Học sinh thường được thu xếp ở chung với gia đình người Anh hoặc thuê căn hộ riêng.

Khác với các trường nội trú, chi phí của loại trường này thường tách riêng thành hai phần: Học phí và sinh hoạt phí.

 3) Trường cao đẳng công lập (State EF colleges) 

Là các trường được chính phủ tài trợ và thanh tra 4 năm một lần để đánh giá chất lượng giảng dạy, trang thiết bị, chất lượng quản lý và phúc lợi cho sinh viên. Có hơn 500 trường cao đẳng công lập ở Vương quốc Anh, cung cấp một số lượng khổng lồ các khoá hàn lâm và hướng nghiệp cho học sinh lựa chọn.

Học phí các trường này thường thấp hơn khối tư thục, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với sự thua kém về chất lượng. Đây là các trường do chính phủ tài trợ nên có rất nhiều loại khoá học cho học sinh địa phương. Mỗi trường thường có từ 1.500 đến 2.000 sinh viên chính quy và ngoài ra còn có sinh viên học khóa tại chức hay học nghề bán thời gian. Các trường này có nhiều lợi thế để đón nhận sinh viên quốc tế như: Có mối liên hệ chặt chẽ với trường đại học trong việc giảng dạy khoá dự bị (Foundation) để đảm bảo cơ hội vào đại học, và cho một môi trường hòa nhập với sinh viên Anh chiếm tỷ lệ đa số trong trường.

Khoảng 40% học sinh Anh sau khi tốt nghiệp phổ thông học tiếp các khoá dự bị đại học tại trường cao đẳng công lập. Hiện nay có khoảng 190.000 trong tổng số 4 triệu học viên đang học tại trường các trường cao đẳng công lập là sinh viên quốc tế.

Học sinh quốc tế có thể học tất cả các khoá nêu ở phần trên tại các trường cao đẳng công lập: GCSE, chứng chỉ A, Higher, hay bất kỳ khoá học nghề nào.

4) Trường đại học (University, College of Higher Education)

Một số trường đại học cung cấp khoá dự bị đại học (International foundation) ngay tại trường mình. Học sinh học ở đây được sống trong ký túc xá của trường, sử dụng trang thiết bị học tập và sinh hoạt như một sinh viên bậc đại học. Thông thường sinh viên sẽ ở lại sau khoá dự bị để học tiếp bậc đại học.

Học phí của khoá dự bị đại học ở đây thường cao hơn ở các trường cao đẳng công lập.

Khi nào nhập học là tốt nhất?

Ở Anh năm học bắt đầu vào tháng 9, nhưng bạn nên bắt đầu tìm hiểu thông tin và chuẩn bị ít nhất 18 tháng trước khi lên đường. Nếu có thể, bạn nên bắt đầu năm học của mình vào tháng Chín cùng với học sinh Anh. Tuy nhiên, bất kỳ lúc nào dù vào tháng 1 hay tháng 4, khi tiếp nhận một học sinh mới thì các trường ở Anh đều làm tất cả để học sinh đó được hoà nhập với cuộc sống và việc học tập nhanh nhất và thuận lợi nhất.

Các đại học ở Anh mạnh về ngành nào và sinh viên Việt Nam thường đi du học ngành nào ở Anh?

Nền giáo dục ở Anh có thế mạnh ở nhiều ngành khác nhau đặc biệt là các ngành thuộc nhóm: Khoa học kỹ thuật, kinh tế, khoa học xã hội, nghệ thuật và sáng tạo… Các ngành phổ biến mà du học sinh Việt Nam chọn học là các ngành liên quan đến tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, thiết kế, công nghệ thông tin… Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại trang web svuk.org.uk.

Tôi có thể ở lại Vương quốc Anh làm việc sau khi kết thúc khoá học được không?

Có. Tuy nhiên bạn tuân theo quy định của những chương trình khác nhau. Ví dụ, theo chương trình Science and Engineering Graduate Scheme (SEGS), từ tháng 10/2004, sinh viên quốc tế ngoài khối kinh tế Châu Âu tốt nghiệp đại học, thạc sỹ hay tiến sỹ hạng ưu (2.2) trở lên ở một số khoá học thuộc ngành Vật lý, Toán học và kỹ thuật được phép ở lại làm việc 12 tháng tại Vương quốc Anh ngay sau khi tốt nghiệp hoặc trở lại Vương quốc Anh trong vòng một năm sau khi tốt nghiệp.

Theo một chương trình khác là Fresh Talent, từ mùa hè năm 2005, sinh viên quốc tế ngoài khối kinh tế châu Âu tốt nghiệp bậc đại học, thạc sỹ hay tiến sỹ ở một trường của Scotland được phép ở lại làm việc tại đây trong vòng 2 năm Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về làm việc tại Vương quốc Anh trên các trang workingintheuk.gov.uk, scotlandistheplace.com.

Thong ke